Địa lý Nam_Trực

Vị trí địa lý

Phía bắc huyện tiếp giáp thành phố Nam Định, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía nam giáp huyện Trực Ninh, phía tây giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản. Huyện Nam Trực có các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Nam Định. Đây vốn là mảnh đất màu mỡ, phù hợp cho sự phát triển của nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 16.171 ha, chiếm 9,79% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, gồm: Đất nông nghiệp 11.579 ha, chiếm 71,61%; đất phi nông nghiệp 4.522 ha, chiếm 27,96% và đất chưa sử dụng 70 ha, chiếm 0,43%.

Địa hình Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ tây sang đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15 km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14 km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ bắc xuống nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thuỷ; sông Hồng, sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn huyện.

Từ Bắc xuống Nam huyện có có quốc lộ 21 dài 13 km ở phía Đông và tỉnh lộ 490C (đường 55 cũ) dài 15,8 km ở phía tây; từ đông sang tây có 3 tuyến đường giao thông chạy song song từ đường 21 sang đường 490C gồm các tuyến đường: Đường Vàng, đường Trắng, đường Đen, tạo nên hệ thống giao thông thuỷ bộ liên hoàn rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế.

Khí hậu

Khí hậu huyện Nam Trực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.

Liên quan